Ngôi nhà của bạn đẹp vì chất lượng sơn, màu đẹp hoàn toàn phụ thuộc vào thợ thi công.
Trước tiên, chủ nhà phải lựa chọn thợ sơn uy tín, nhất định phải am hiểu về sơn và có kinh nghiệm.
Có 3 hình thức cơ bản: Thuê thợ sơn tính theo công nhật; thuê thợ sơn tính theo mét vuông và khoán cho thợ cả công trình.Cả 3 hình thức này, chủ nhà đều nên nắm rõ một số tiêu chí sau:
Thợ sơn công nhật: Có thể chủ nhà sẽ phải chấp nhận tốn kém hơn một chút (đôi khi gặp phải thợ làm chậm nhưng lại cẩn thận và tỉ mỉ, hoặc cố ‘câu giờ’).
Đối với hình thức này, chủ nhà mua sơn về phải giám sát chặt chẽ từng bước; vệ sinh tường thật sạch, sơn 2 lớp lót đợi kho đúng tiêu chuẩn thì mới bắt đầu sơn lớp phủ màu.
Thuê thợ theo mét vuông: Trái ngược với thợ công nhật, các thợ sơn thường làm cấp tốc càng nhanh càng có tiền (chủ nhà không phải thúc giục tiến độ thì cũng như cái máy sơn nhà).
Đối với hình thức này chủ nhà phải thỏa thuận, ký hợp đồng rõ ràng; làm sạch bề mặt tường không để lại rêu, bụi; sơn lót đủ 2 lớp đồng đều, nhất thiết phải đợi khô bề mặt theo tiêu chuẩn rồi mới đến 2 lớp phủ màu.
Khoán cho thợ cả công trình rồi nghiệm thu: Đối với hình thức này, thợ sơn phải thực sự là người nhà, người tin tưởng đối với chủ nhà. Vì trên thị trường có rất nhiều thương hiệu và hãng sơn nhưng bị làm nhái. Cũng với loại sơn, màu sơn đó nhưng chỉ cần thay thế “sơn cỏ” vào tuy ban đầu vẫn đẹp nhưng chất lượng chỉ được một thời gian ngắn.
LƯU Ý: cả 3 trường hợp trên chủ nhà phải giám sát sơn lót và sơn màu đều phải khuấy thật đều trước khi đưa vào sử dụng. Bời vì trước khi mở nắp, sơn ở bên trong thùng đã lắng cặn, thành phần chất keo có độ vón nhưng khuấy đều là sẽ tan.
Chuẩn bị bề mặt tường.
Đối với công trình cũ (sơn lại) chủ nhà phải trà thật kỹ lớp sơn cũ cho đến khi nhìn thấy lớp trát tường rồi lau thật sạch lớp bụi còn bám trên tường.
Đối với tường mới xây trát, phải đợi sau khoảng 1 tháng để tường khô ráo mới tiến hành sơn. Thợ sơn phải vệ sinh thật sạch lớp bụi, cát còn bám. (có thể rửa sạch tường rồi lại đợi vài ngày cho khô ráo). Trước khi tiến hành sơn phải kiểm tra các bết nứt, thấm, đặc biệt giữa 2 khe thường giáp ranh….
LƯU Ý: Không nên sơn vào mùa mưa, mà hãy chọn thời điểm khô ráo.
Tiến hành sơn trong nhà và ngoài trời
Bước 1: Tiến hành sơn lót chống kiềm trong nhà và ngoài trời:
Thi công 1 – 2 lớp sơn chống kiềm và theo yêu cầu là lớp trước khô mới thi công lớp tiếp theo (tùy điều kiện thời tiết mà lớp sơn có thể không trong 30 phút cho đến 1 giờ).
Trong nhà sử dụng loại sơn lót chống kiềm (nội). Ngoài trời chỉ sử dụng sơn lót chống kiềm ngoài trời (ngoại).
LƯU Ý: Có thể dùng sơn lót chống kiềm ngoài trời để đưa vào dùng trong nhà thì cực kỳ tốt, Nhưng không thể đưa sơn lót chống kiềm trong nhà để sử dụng cho ngoài trời.
Sơn lót chống kiềm có tác dụng tạo ra độ bám dính kết nối tường với sơn màu hoàn thiện ra còn có khả năng chống lại kiềm hóa từ tường ra.
Bản chất của sơn lót chống kiềm sẽ không có độ trắng sáng, mà nó thường chỉ mờ đục (Sơn lót chống kiềm Expaint sau khi để khô, bạn có thể dùng vật cứng tác động nhưng sẽ không thể bong, mà nó đã kết dính sâu vào lớp trát tường tạo thành chân rết)
Bước 2: Sơn màu hoàn thiện.
Cũng như sơn lót chống kiềm, bạn có thể sử dụng sơn ngoại thất đưa vào sử dụng trong nhà thì cực kỳ bền. Ngược lại không sử dụng sơn nội cho ngoại thất.
Thợ sơn sẽ sơn 2 lớp tiêu chuẩn dầy dạn với yêu cầu lớp trước khô hoàn toàn mới thi công lớp tiếp theo.
Thông thường sẽ có 2 hoặc 3 loại sơn hoàn thiện cho hệ thống
Sơn trong nhà và ngoài trời.
Hiện tại chỉ chia ra 3 loại cơ bản như sau: Loại 1 là sơn mịn cho bề mặt mịn, loại bóng ngọc trai cho lớp phủ bóng; 2 là bóng mờ cho bề mặt bóng hoặc mờ và 3 là siêu bóng cho bề mặt tường rất bóng.
Sơn chất lượng tốt sẽ cho màu sắc tươi đều sáng đẹp, bề mặt láng mịn, lau chùi thoải mái…
P/S:Ngoài ra, nếu công trình nào cần sử dụng đến sơn chống thấm, ngoài loại thông dụng chống thấm pha xi măng tỷ lệ 1:1, thì loại sơn chống thấm màu là loại lựa chọn tốt nhất. (Sơn chống thấm màu vừa có công dụng chống thấm, màu tùy chọn).