Các công trình cổ theo thời gian bề mặt ngoài bị ô xy hoá, vôi hoá, nấm mốc, thậm chí bị bong (va chạm nhẹ cũng bị vỡ vụn).Bắt buộc, bảo tồn phải đảm bảo thẩm mỹ (chọn màu nào, chất liệu nào) còn phải đảm bảo độ bền.Ngày nay có nhiều loại chất liệu để thi công bảo tồn cho công trình cổ. Trong đó các loại sơn nước dạng nhũ tương được dùng phổ biến.Nhưng nếu không có kinh nghiệm và kỹ thuật thì lớp sơn sẽ bóc ra được ngay lập tức sau khi khô.Thực tế một số công trình nhà thờ cổ được sơn lại nhưng sau một thời gian bạn sẽ thấy những khoảng loang, hoen ố và bong tróc, lột ra từng mảnh dù chất sơn rất tốt.Nếu có dịp bạn về tham quan quần thể nhà thờ Phát Diệm, tại khu núi sọ, trong là nhà thờ đá có THÁP Chuông, hồi năm ngoái phải trùng tu lại để bảo tồn vì 90 năm qua nó không được bảo vệ. .Khi những công nhân lên vệ sinh, trà mài đến đâu thì lớp vữa bên ngoài bị bể thành từng mảng. Như vậy đồng nghĩa nếu không được bảo tồn thì nguy cơ hư hỏng và biến dạng nhanh nhất.Sau khi tham khảo và tìm hiểu từ nhiểu chuyên gia (có cả kỹ sư người Pháp) thợ của mình phải cẩn thận từng khâu trà mài, nhưng phải khéo léo giữ lại “cốt”.Yêu cầu độ bền: Trước tiên phải dùng đến một loại dung dịch đặc biệt giúp thẩm thấu kết hợp tạo chân rết. Sau đó, sơn lót siêu hạng rồi mới phủ lớp sơn màu phù hợp.Yêu cầu thẩm mỹ: Chọn màu phù hợp với kiến trúc. Chất liệu sơn cao cấp siêu bền và độ bóng nên chọn “Mờ” – cái này là kinh nghiệm vì theo thời gian bề mặt công trình sẽ sớm hài hòa với kiến trúc cổ. (như công trình này đến nay là tròn một năm đã có màu sắc và bề mặt như nét cổ)Nếu bạn có công trình cổ nhu cầu sơn lại, đảm bảo mỹ thuật và độ bền, kỹ thuật của Expaint sẵn sàng tư vấn và thi công theo yêu cầu!
BẢO TỒN CÁC CÔNG TRÌNH CỔ
02
Th8